Não bộ quyết đinh thế nào đến việc học ngôn ngữ mới?

Bí ẩn của bộ não:

Bộ não được các nhà khoa học khám phá với 2 chức năng tiếp cận và phân tích riêng biệt: não trái nhận các thông tin mang tính logic, những con số, những thông tin; não phải tiếp nhận hình ảnh, cảm xúc, âm điệu, niềm đam mê, sáng tạo. Học tiếng Anh cũng có thể áp dụng khám phá này để tạo ra các bài học để giúp cho học viên có thể dễ dàng tiếng cận, nhớ lâu hơn, phản xạ nhanh hơn và quan trọng hơn hết là diễn đạt ngôn ngữ hiệu quả nhất.

brain
(Mystery of brain)

Tế bào não và mạng lưới các dây thần kinh:

Hệ thống các tế bào não được gắn kết bằng các dây thần kinh và mọi thông tin sẽ được truyền qua nó. Có thể hiểu thông tin, cảm xúc về các câu từ trong tiếng Anh sẽ được truyền đi bên trong các tế bào não. Như vậy để có thể học tốt thì sợi dây liên kết này phải được kích thích để làm việc một cách hiệu quả. Học viên càng nhớ lâu và phản xạ có xảm xúc với các câu từ nếu sợi dây liên kết này càng chắc chắn. Hơn nữa, tế bào não là loại tế bào không tái tạo lại được do đó, nếu không xây dựng các sợ dây liên kết hệ thống tri thức một cách chắn chắn, nó sẽ chết đi theo thời gian.

neural_system(Nerve Cells and Neutral Network)

Hiểu chức năng trên cũng giống như việc ta lấy cây bút và vạch 1 nét lên bàn, nét vạch này sẽ càng xâu nếu chúng ta cứ đồ đi đồ lại nét vẽ đó nhiều lần. Các tế bào lưu giữ thông tin trong bộ não cũng làm việc tương tự: những vết khắc mờ nhạt sẽ dần dần biến mất, chỉ có những vết khắc sâu mới in lâu trong bộ não.

Cách suy nghĩ này, giúp tạo ra bài học để xây dựng hệ thống từ vựng, cấu trúc câu theo từng chiến lược: lưu giữ ngắn hạn, trung hạn, dài hạn giúp hệ thống thông tin được định hướng hơn về mặt lưu trữ.

short_term_long_term
(Short term and long term memory)

Khả năng nhớ và sử dụng từ vựng, cụm từ, câu hoặc ý sẽ tùy thuộc rất nhiều vào cách nó được lưu trữ trong não bộ. Nếu nó chỉ lưu trữ bằng cách tương tác một phần não thì sẽ rất khó để nhớ lâu và có thể dung điều đó một cách hiệu quả. Thông tin phải được xử lý và tương tác trên toàn bộ bộ não.

Từ vựng và cấu trúc là trọng tâm:

Người học tiếng Anh hay được hỏi, kỹ năng nào là quan trọng nhất trong tiếng anh. Để tìm ra đâu là kỹ năng quyết định một người nói tiếng Anh giỏi hay không giỏi. Và hướng tiếp cận được nhiều nước công nhận là: nghe/nói/đọc/viết. Bởi vì nó đúng với tiến trình phát triển của một đứa trẻ. Tuy nhiên liệu người trưởng thành có thể giống như đứa trẻ trong việc học một ngoại ngữ không?

demonstration
(Word and Phrase demonstration)

Câu trả lời là: Không thể! Người trưởng thành có cách tương tác hoàn toàn khác với một đứa trẻ. Một đứa trẻ bắt đầu học cách dẫn nhập (input) bằng cách nghe và bắt chước khẩu hình miệng của người khác trong khoảng thời ban đầu (2 năm) cho đến khi đứa trẻ có những phản xạ đầu tiên. Trong khi đó, đối với một người trưởng thành, họ đã có những hiểu biết nhất định về ý nghĩa của câu chữ và các tình huống do đó quá trình học tiếng Anh sẽ phải được tiến hành song song giữa dẫn nhập (input) những điều mới và gợi nhớ (recall) những điều đã biết được trước đó. Quá trình này phải được tính toán để tiết kiệm thời gian luyện tập nhất có thể.

most_difficult_skill
(What is the most important skill?)

Phương pháp này đi tìm lời giải ở một trật tự mới: đọc/viết/nói/nghe. Và trọng tâm của phương pháp đó là: từ vựng và cấu trúc. Với mỗi nhóm từ vựng và cấu trúc được đưa vào bài học sẽ được liên kết chặt chẽ với 4 kỹ năng theo thứ tự như trên; theo đó học viên sẽ phải học cách đọc một từ, cụm từ và câu với đúng ngữ âm, ngữ điệu và chất giọng; sau đó, bạn sẽ phải tập chép lại những điều vừa đọc ra giấy (lưu ý: đọc và chép, chứ không phải nhìn và chép); tiếp đó, bạn sẽ phải nói lại một lần nữa câu văn bạn vừa viết ra hoặc một ví dụ tương tự khác với cùng từ vựng và cấu trúc với sự tưởng tượng về một tình huống thực tế cho câu nói đó (lưu ý: đừng quên sử dụng ngôn ngữ hình thể như một cách mô phỏng câu nói của mình); cuối cùng bạn sẽ nghe lại những câu nói tương tự đó (cùng từ vựng và cấu trúc câu) với các giọng nói mẫu khác nhau. Nếu bạn nghe được những câu nói một cách tự nhiên mà không cần phải “cố gắng” và “đoán” mới hiểu được thì một module từ vựng- cấu trúc đã được bạn chuẩn bị đúng cách và được lưu trữ vào não bộ với đúng “ngăn chứa” của nó.
Như vậy các bài giảng phải được xây dựng sao cho thể hiện được sự tương tác trong các kỹ năng này

Tham khảo http://www.tinhte.vn/threads/nao-bo-quyet-dinh-the-nao-den-viec-hoc-ngon-ngu-moi.2295776/

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *