Thi đại học 2014: 300.000 thí sinh đạt điểm sàn có thể trượt đại học

TP – Đó là con số Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã đưa ra sáng ngày 8/8, khi công bố 3 mức điểm sàn tuyển sinh theo 3 thứ hạng khác nhau.
Không ít thí sinh lo lắng khi đủ điểm sàn nhưng vẫn có thể bị trượt đại học (Trong ảnh: Thí sinh xem điểm thi). Ảnh: Như Ý<br />
Không ít thí sinh lo lắng khi đủ điểm sàn nhưng vẫn có thể bị trượt đại học (Trong ảnh: Thí sinh xem điểm thi). Ảnh: Như Ý
Theo công bố, mức điểm tối thiểu (mức 3) thí sinh phải đạt để được vào học đại học (ĐH) là: khối B: 14 điểm, các khối còn lại: 13 điểm; mức 2: khối B: 15 điểm, các khối còn lại 14 điểm, mức 1 (cao nhất): khối B: 18 điểm, các khối còn lại 17 điểm.

Nguồn tuyển dồi dào

Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ GD&ĐT, các mức điểm được tính như sau: lấy điểm thi mà tại đó có 50% số thí sinh đạt được từ điểm đó trở lên làm mức trung vị thì mức điểm tối thiểu (mức 3) = mức trung vị – 0,5 điểm; mức 2 = trung vị + 0,5 điểm. Mức 1, theo Thứ trưởng Ga, là mức cao nhất, dựa trên cơ sở từ 20 – 30% thí sinh đạt được mức điểm này và dành cho các trường tốp trên tuyển, sẽ là điểm của mức 2 cộng thêm 3 điểm.

Thứ trưởng Ga cho biết, với cách tính này, có 65% thí sinh dự thi đạt được mức 3 trong tổng số 1 triệu thí sinh dự thi, tương đương với khoảng 650 nghìn thí sinh có đủ điều kiện tối thiểu để vào học ĐH. Trong khi đó, cũng theo ông Ga, chỉ tiêu tuyển sinh vào ĐH là 350 nghìn thí sinh. Như vậy, nguồn tuyển năm nay rất lớn.

Thận trọng xét tuyển

Thứ trưởng Ga cho biết: Các mức điểm tuyển phân khúc nguồn tuyển để các trường tốp trên có thể chọn mức điểm xét tuyển cao nhất-mức 1; trường trung bình chọn mức 2 và các trường đang trong quá trình phát triển, chưa có sức hút chọn mức 3. Vì vậy, theo ông Ga, các trường hết sức cân nhắc giữa một bên là chỉ tiêu, một bên là uy tín và chất lượng của mình để khẳng định vị trí của trường thuộc nhóm nào vì xã hội có thể dựa vào đó để xếp hạng các trường. Ông Ga cho biết thêm: Hiện nay Bộ GD&ĐT đang xây dựng nghị định xếp hạng các trường ĐH và mức điểm xét tuyển cũng là tiêu chí xếp hạng .

Thí sinh tra cứu điểm thi tại trường ĐH Công Đoàn – Hà Nội.  Ảnh: Như Ý

Cũng theo ông Ga, năm nay hệ số dôi dư ¬ lớn hơn năm 2013. Chẳng hạn 2 khối A và D1 có số dư tới 1,7; tính thêm số trường tuyển sinh riêng (chiếm 10% số thí sinh trúng tuyển) sẽ là 1,8 nên các trường không phải e ngại thiếu nguồn tuyển.

Tuy nhiên, ông Ga nhấn mạnh, các trường cần cân nhắc thận trọng để xét tuyển hợp lý chứ không phải thí sinh cứ đạt mức 3, được 13 điểm (hay 14 đối với khối B) là tuyển mà phải chia sẻ khó khăn của cả hệ thống- gọi học ở mức thấp để có người học, gây khó khăn cho những trường mới và đang phát triển.

Thí sinh đạt 13 điểm chưa chắc vào đại học

Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cảnh báo: Các tr¬ường sẽ xét tuyển từ điểm cao xuống cho đến hết chỉ tiêu, vì vậy, không phải thí sinh nào đạt điểm mức 3 cũng được vào học. Ông Ga dẫn ví dụ: Khối A có hệ số dôi dư 1,68 có nghĩa là 1,68 thí sinh mới có một thí sinh được vào học, tương đương với 168 thí sinh có 100 thí sinh trúng tuyển. Như vậy có nghĩa là trong số 168 thí sinh đạt điểm sàn thấp nhất sẽ có 68 thí sinh đi học cao đẳng (CĐ).

Trả lời câu hỏi làm thế nào để thí sinh có thể tham gia xét tuyển các nguyện vọng (NV) của khoảng gần 400 trường ĐH, CĐ? Thứ trưởng Ga cho rằng, thí sinh cần theo dõi các thông tin của trường trên mạng, đặc biệt, theo dõi sát các thông báo tuyển NV2, NV3.

 

Nguồn: http://www.tienphong.vn/

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *