Quan hệ quốc tế trong giáo dục đại học(Phần 1)

QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

                                ThS. Lê Thị Thu Hà

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ mới

1-   Vấn đề

Nếu giáo dục chỉ quan tâm đến kết quả của các kỳ thi, thực ra đó là nền giáo dục hết sức phiến diện. Nền giáo dục như thế chỉ thực hiện được mỗi một việc đem lại kết quả trên giấy tờ, chứ không thể nào đem lại “cuộc sống ấm no hạnh phúc” như mong muốn của mọi người được. Hơn nữa, thi có đậu vào trường để học hay không, cũng là cả một vấn đề hết sức nặng nề đối với đa số các gia đình có con đang mong muốn thi và học đại học.

Tại Thái Lan, một đất nước được vinh danh là đất Phật, lại có tới 85% số học sinh sau tốt nghiệp trung học vào học đại học không khó khăn gì. Sau khi học (có thể chưa tốt nghiệp), họ vừa đi làm, vừa mua sắm các phương tiện ăn, ở và đi lại… rất tự do. Vì sao vậy? Hãy đến đó chúng ta sẽ thấy được sự thật!

Từ sự suy nghĩ như trên, chúng tôi mạnh dạn đưa ra các thông tin sau đây để chia sẻ với mọi người, nhằm đem lại niểm vui cho những ai muốn quan tâm.

1.1. Tại Việt Nam, khoảng 80% thanh niên không vào được đại học, trong đó chủ yếu là thanh niên ở nông thôn

Sinh ra, chăm sóc và nuôi dưỡng một đứa trẻ đã khó, làm thế nào để những con người đó được tồn tại và phát triển trong suốt cuộc đời lại càng khó hơn. Như việc được học (đại học hệ chính quy) tại các trường đại học trong nước đã làm cho khoảng trên 80% thanh niên buồn phiền sau kỳ thi vào đại học vì không được toại nguyện. Ngay cả khi học xong đại học chính quy rồi, thì vấn đề việc làm cũng khá nan giải đối với một số sinh viên sau tốt nghiệp vì họ đã không có đủ số tiền cần thiết cho ước muốn của họ. Việc làm và đời sống sau khi tốt nghiệp đại học là cả một gánh nặng cho nhiều gia đình có thu nhập thấp. Vậy, con đường nào cho những thanh niên trong số khoảng 80% vừa tốt nghiệp bậc phổ thông trung học ấy muốn tiếp tục học lên sau phổ thông?

1.2. Giáo dục đào tạo cần đáp ứng nhu cầu tương lai, cho nên cần đi theo những tiêu chí của nền giáo dục đỉnh cao đương đại

Trong xu thế hội nhập quốc tế về tất cả các lĩnh vực hiện nay, giáo dục đại học giữ một vai trò đặc biệt quan trọng vì nó góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để xây dựng đất nước. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay đang trong quá trình thay đổi, cho nên khi so sánh với các nền giáo dục hiện đại như Mỹ, Châu Âu thì vẫn còn nhiều yếu kém. Để góp phần vào việc xã hội hóa giáo dục, cũng là để đáp ứng mong muốn học lên cao của nhiều thanh niên. Chính vì vậy Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ mới (từ đây về sau cho đến hết bài viết này sẽ gọi tắt là “Viện”) đã ra đời. Trong thời gian qua Viện đã có những kết quả đáng kể trong hợp tác quốc tế, nhất là hợp tác đào tạo thông qua việc cử sinh viên (kể cả học viên sau đại học) đến học tập tại các trường đại học ở nước ngoài như Thái Lan, Pháp, Singafore, Hàn Quốc… Do đó, chúng tôi muốn chia sẻ về một số hoạt động đã qua và mong muốn được mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều cá nhân cũng như các tổ chức quan tâm nhằm góp phần phát triển giáo dục xã hội nói chung và giáo dục đại học nói riêng (Xin mời vào trang website để có thêm thông tin: http://viencongnghemoi.com).

Thái Lan là đất nước láng giềng gần gũi về địa lý, lại cùng chung nhau dòng sông Mê Công ,, cùng múi giờ quốc tế. Tuy hai đất nước khác nhau nhưng có người dân tộc Thái ở Việt Nam và người Thái Lan nói chuyện với nhau không cần phiên dịch, mặc dầu họ chỉ gặp nhau lần đầu tiên. Thế mà đất nước Thái Lan có nền giáo dục tuyệt vời với triết lý rất sâu sắc. Thông qua dạy học, người thầy đã dạy cho người học biết sự thật của vấn đề hay sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, từ đó người học biết làm ra sự thật của vấn đề và còn có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và phát huy hiệu quả các vấn đề đó. Họ dạy cho người học không nhiều nhưng rất hiệu quả bởi họ đã dạy cho người học tự khai thác bản thân thông qua việc khám phá, tìm tòi cốt lõi của vấn đề. Chính vì vậy mà người học đã rất thành công trên con đường học tập và lập thân lập nghiệp của chính họ. Sau học tập là họ có thể có công việc làm ngay, chỉ

2-   Giải quyết vấn đề theo “cách nghĩ” của chúng tôi

2.1. Thay đổi thân phận (liên quan trực tiếp đến 80% thanh niên – đặc biệt là thanh niên nông thôn)

Theo Ông Fukuzawa Yukichi – Nhà canh tân giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị, một trong các nhà cải cách giáo dục tiêu biểu của Thế giới – Ông viết trong cuốn sách khuyến học của mình: “Thượng đế không sinh ra người này hơn hoặc kém người kia. Mọi sự bất bình đẳng giữa người khôn ngoan và người ngu ngốc, giữa người giàu và người nghèo đều xuất phát từ giáo dục”. Thay đổi thân phận con người chính là một trong các mục tiêu của giáo dục hiện đại. Thực hiện mục tiêu này phải thông qua giáo dục và cũng chỉ có giáo dục mới làm được việc này. Du học cũng là một cách để thay đổi “thân phận con người”. Tuy nhiên, thanh niên ở vùng sâu vùng nông thôn nói chung gặp khó khăn rất lớn về điều kiện (thi khó đậu vào đại học chính quy ở trong nước) và nhất là kinh tế để học đại học tại các cơ sở đào tạo trung tâm ở thành phố lớn. Chính vì thế Viện đã đặt vấn đề hợp tác và thảo luận để các trường Đại học ở Thái Lan giúp giảm 50% học phí trong suốt 4 năm học đại học như Nakhon Phanom, Udon Thani và một số trường khác nữa. Không chỉ trong thời gian du học tại Thái Lan Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ mới luôn tạo điều kiện để mỗi sinh viên tiếp tục “thay đổi thân phận” của chính mình, mà ngay cả khi học xong đại học, Viện vẫn tiếp tục giúp để sinh viên tìm việc làm nếu sinh viên và gia đình có yêu cầu.

2.2.  Đại học không phải là “phổ thông cấp 4”

Khác biệt trong nhiệm vụ của trường đại học với các nhà trường khác là  đào tạo khả năng nghiên cứu khoa học và triển khai các ứng dụng. Chúng ta biết rằng, giáo dục đại học có trách nhiệm đào tạo tinh thông chuyên môn cho người học, tạo dựng sự tự chủ trong hành nghề, tạo sản phẩm có giá trị nhất định cải thiện đời sống của người lao động và nhân dân. Theo chúng tôi, giáo dục đại học đáp ứng được với các yêu cầu xã hội khi nhà giáo cung cấp cho người học khả năng sáng tạo. Thật vậy, nếu như ở các trường phổ thông, nhà trường đã cung cấp cho học sinh những kiến thức thuộc loại “cầm tay chỉ việc”, thì ở bậc đại học, các giảng viên truyền cho sinh viên khả năng sáng tạo và sáng tạo không ngừng, tạo cơ hội để sinh viên hội nhập cuộc sống bằng cách trước hết dạy cho họ khả năng tự học, tự lĩnh hội tri thức và chuyển hiểu biết thành sản phẩm cần thiết cho cuộc sống bởi vì “Trường đại học là nguồn lực đảm bảo sức mạnh và khả năng sống còn của đất nước”[2]. Để hiện thực mục tiêu lớn ấy, ví dụ Nhật Bản, người ta coi giáo dục như là biện pháp chiến lược hàng đầu để phát triển kinh tế xã hội. Họ đề ra “bộ ba chiến lược”: Giáo dục – Khoa học – Chính sách mở cửa”[3]. Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ mới đã nhận ra các nhà trường đại học ở Thái Lan đã làm được rất dễ dàng việc dạy cho sinh viên những khả năng tạo dựng cuộc sống ngay từ khi sinh viên còn ở trong nhà trường. Trường Đại học NaKhon Phanom, các sinh viên đã tự trồng được lúa, nấm, nuôi cá để phục vụ đời sống, công tác học tập và nghiên cứu…  Bên cạnh đó, trong xã hội thông tin, bậc đại học mang lại kết quả trên thị trường”[4].

Đổi mới, sáng tạo, kết nối để phát triển con người và tập thể là định hướng phát triển của Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ mới. Xác định được tầm nhìn của mình trong sự phát triển chung của toàn xã hội, Viện đã không ngừng cải thiện các mối quan hệ để hoạt động ngày một hiệu quả hơn bởi sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có câu: “Công việc đầu tiên và quan trọng nhất là công việc đối với con người”. Đó cũng là một cách thiết thực để “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức” của Người.

2.3.  Tính quốc tế của giáo dục đại học

Trong tương lai, mỗi người cần có căn cước địa cầu vì “nhận thức về các phát triển của thời đại toàn cầu và về căn cước địa cầu phải trở thành một trong những đối tượng hàng đầu của giáo dục.”[5]. Vai trò của giáo dục không chỉ giáo dục kiến thức văn hoá hàn lâm – là những kiến thức trong sách ở dạng cơ bản nhất, mà còn tạo cho người học trở thành người công dân có khả năng hội nhập và hoàn thiện bản thân về mọi phương diện. Nếu không có tính quốc tế trong giáo dục đại học thì chưa thoát khỏi “lũy tre làng”… Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ mới chọn hướng đi như đã trình bày ở trên là hoàn toàn phù hợp, tạo cơ hội phát triển tốt nhất cho thanh niên vì đã giúp cách cho họ hội nhập xã hội nước ta nói riêng và thế giới nói chung.

  2.4.  Hợp tác đào tạo

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ mới đã ký kết hợp tác với 6 trường đại học Thái Lan trên cơ sở hợp tác cùng thành công. Sự lựa chọn sinh viên của Viện đã làm cho các trường đại học ở Thái Lan rất yên tâm. Trước khi gửi sinh viên đi học, Viện đã tổ chức khóa học dự bị với các nội dung phong phú, phù hợp và tạo  được sự nỗ lực của người học. Khi đưa sinh viên sang nhập học từng trường tùy theo nguyện vọng của các em đã đăng ký, Viện bàn giao trong hồ sơ của từng em còn có thêm bài thu hoạch sau đợt học khóa dự bị cùng  bản cam kết học tập với trường (mà các em đăng ký) và Viện. Sự phối kết hợp tổ chức và tham gia các Hội thảo khu vực Đông Bắc Thái Lan, có những Hội thảo có tầm quốc tế. Từ đó, tạo cơ hội không chỉ là giao lưu gặp gỡ trong khoa học, mà còn như được “du lịch” cùng các vị khách quý ngay tại địa phương nên sự hiểu biết lẫn nhau đã động viên khích lệ trong các lĩnh vực học tập và công tác, ít nhất là khả năng sử dụng ngoại ngữ. Biết sử dụng thêm một ngoại ngữ là có khả năng hiểu biết thêm một nền văn hóa. Trên cơ sở hiểu biết về văn hóa, mọi người dễ thông cảm và chia sẻ – trí thông minh mang tính xúc cảm được phát huy – làm cho con người càng có trách nhiệm với nhau sẽ tạo điều kiện phát triển và hạn chế được những bất lợi.

Nền tảng, tạo đà cho quan hệ trong giáo dục phát triển một cách nhanh chóng vượt bậc, dựa trên sự tin tưởng và tìm điểm đến thông qua sự hiểu biết về nền văn hóa và những nét tương đồng trong lịch sử với các trường đại học trên thế giới mà nhất là ở Thái Lan. Khi các em đi du học đại học, thông qua hiểu biết và thông cảm giữa những con người cụ thể với nhau, càng góp phần giao thoa các nền văn hóa giữa các quốc gia, tạo cho các em có đời sống tinh thần tốt nhất, đó cũng chính là mục đích của cuộc sống.

2.5  Thêm một số tiêu chí của giáo dục đương đại

Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ mới mong muốn thanh niên Việt Nam phát triển theo mục tiêu của giáo dục của UNESCO là làm cho người học tự nhận ra Học để biết; Học để chung sống; Học để làm việc và Học để làm người. Muốn vậy, cần dạy cho người học khả năng tự học, tự giáo dục và hội nhập cuộc sống; dạy cho họ tự phát triển bản thân trong mọi lĩnh vực nhằm đáp ứng yêu cầu xã hội và gia đình. Mỗi người cần nhận thức rõ về việc phải có căn cước địa cầuTrong thời gian qua, Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ mới đã hỗ trợ thanh niên khu vực Bắc miền trung, không những đã tư vấn cho nhiều em đi học du học mà còn tạo điều kiện để các em tự tìm kiếm cơ hội về việc làm sau khi kết thúc khóa học, có mức lương cao gấp 6 – 7 lần so với một sinh viên học tại Việt Nam tốt nghiệp loại ưu, được giữ lại trường đại học công tác.  Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, phần đông các em được giới thiệu đi học Đại học Thái Lan là đã từng thi đại học mà không thể đậu được vào trường đại học tại Việt Nam; tuy nhiên khi được đi học tại Thái Lan và sau tốt nghiệp, các Công ty Thái Lan đã đến trường tuyển các em làm việc với mức lương cao hơn hẳn mấy lần tại Việt Nam nên các gia đình không phải lo lắng gì nhiều về công việc của các em sau khi học đại học.

3-   Kết luận

Giáo dục đào tạo là lĩnh vực quyết định đối với tương lai của mỗi thanh niên nói riêng và một quốc gia nói chung[6]; vì vậy mở rộng hợp tác quốc tế trong giáo dục để tạo cơ hội cho thanh niên mở rộng hiểu biết, có vốn sống cho cuộc sống tương lai và đồng thời góp phần tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc. Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ mới đã phát triển có tính quốc tế dựa trên những mục đích ấy và mong muốn chia sẻ để cùng thành công. Hy vọng các bạn thanh niên mong muốn thành công trong cuộc sống sẽ tìm đươc lối đi cho bản thân thông qua bài viết này.

(Còn nữa)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết Hội nghị Trung ương II Khóa VIII – Đảng Cộng sản Việt Nam.

[2] Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – Khoa Văn hoá xã hội chủ nghĩa – Giáo trình lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng – NXB Lý luận chính trị Hà Nội – 2005, trang 203, 204.

[3] Giôn Naixbit và Patrixia Abudena – Mười phương hướng mới của những năm 90- những xu hướng vĩ mô năm 2000. (Giáo trình lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng NXB Lý luận chính trị Hà Nội -2005- trang 205).

[4], [5] Edgar Morin- Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai (Nguyễn Hồi Thủ dịch). NXB tri thức – 2008.

[6] Giáo trình lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng NXB LL chính trị HN – 2005.

 

 

 

 

 

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *