Bài luận đưa nam sinh tới 8 trường Ivy ở nước Mỹ

Bài luận đưa nam sinh tới 8 trường Ivy ở nước Mỹ

Câu chuyện về nam sinh Kwasi Enin, 17 tuổi được cả 8 trường trong khối Ivy League (đại học hàng đầu) nhận vào học đã tốn nhiều giấy mực của giới truyền thông Mỹ những ngày qua.

 pic1

Kwasi Enin, 17 tuổi – người được 8 trường đại học hàng đầu của Mỹ nhận vào học

Bài luận là một trong những yếu tố quan trọng của các thí sinh khi ứng thí vào các trường đại học. Bài luận của Kwasi Enin đã được tờ New York Post đăng tải công khai.

Không giống như ngôn ngữ của những chàng trai, cô gái tuổi 17, bài luận của Erin sử dụng ngôn ngữ bay bổng, chứa đựng những ý tưởng lớn.

Erin đã chọn tình yêu âm nhạc là chủ đề của mình. Cậu có thể chơi violin, bass, có giọng hát tốt. Ngoài ra, cậu còn mở rộng câu chuyện về âm nhạc sang câu chuyện về khả năng lãnh đạo và tính cộng đồng.

Dưới đây là toàn bộ bài luận của Erin

Cuộc sống với âm nhạc

Một quyết định sai lầm có thể là bắt đầu hoặc kết thúc của một lối sống. Hồi lớp 7, tôi gần như đã kết thúc con đường âm nhạc của mình khi quyết định chọn một môn học đơn giản – “Âm nhạc trong cuộc sống của chúng ta”. Đây là môn học đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về âm nhạc. Nhưng quyết định này lại khiến tôi cảm thấy trống rỗng. Với sự giúp đỡ của cô Brown – giáo viên dạy nhạc lúc đó, tôi đã không chỉ đáp ứng được những yêu cầu cơ bản mà còn tiếp tục con đường âm nhạc của mình. Hiện nay, tôi đã chơi violin 9 năm với niềm say mê vô tận. Bây giờ, âm nhạc cũng đã bước chân vào cuộc sống của tôi. Đây là môn học dài nhất và tự học đầu tiên mà tôi từng tham gia.

Âm nhạc đã trở thành ánh sáng trong niềm đam mê học tập của tôi. Tôi đã tự phát triển khả năng suy nghĩ sáng tạo về mọi vấn đề nhờ khả năng vô tận trong âm nhạc. Có hàng triệu kết nối từ những nốt nhạc, hợp âm, giai điệu trong thế giới của âm nhạc – những thứ chỉ đang chờ đợi để được gắn lên khuông. Khi bắt đầu khám phá một phần của sự kết nối này từ năm lớp 3, tâm trí tôi cũng bắt đầu tỉnh táo hơn trong việc giải quyết các vấn đề toán học, văn học và tìm ra lối thoát cho bất cứ rắc rối nào. Lên trung học, tâm trí tôi bắt đầu thành thạo ngôn ngữ của âm nhạc. Chơi những bản nhạc của các nhà soạn nhạc khác nhau như Kol Bidrei của Max Bruch, Coriolan Overture của Ludwig Van Beethoven giúp tôi mở rộng vốn từ vựng âm nhạc phong phú, nâng cao kỹ thuật và khả năng luyện tập để thành công khi biểu diễn một mình.

 pic2

Bài luận của Kwasi Enin

Âm nhạc cũng trở thành phương tiện truyền đạt của tôi trong cộng đồng. Khi đứng trên sân khấu đảm nhận vai Big Jule trong vở nhạc kịch yêu thích “Guys and Dolls”, tôi đã tạo được không khí tuyệt vời cho cả thính phòng khi vừa hát vừa nhảy. Cứ khi nào biểu diễn, dù là hát giọng bass trong nhóm a capella nam hay chơi violin trong Chamber Ensemble, tôi đều đắm chìm trong cuộc đối thoại giữa người biểu diễn và khán giả. Khi bị lạc lối trong những cuộc đối thoại này, tôi tạo ra những ký ức tuyệt vời mà trong đó mình thực sự là một phần của văn hóa cũng như lịch sử của cộng đồng xung quanh. Tôi sẽ không nhận được sự ngưỡng mộ từ thầy cô, bạn bè nếu không để cho sức hút của âm nhạc thuyết phục mình trở thành một nghệ sĩ biểu diễn trong trường học, trong thị trấn và trên toàn bang.

Sau cùng, âm nhạc đã trở thành một người thầy dạy tôi tầm quan trọng của sự lãnh đạo, làm việc nhóm và tình bạn. Âm nhạc cũng dạy tôi về tầm quan trọng của sự sắp xếp và cân bằng. Khi lãnh đạo một nhóm, tôi biết rằng tập thể đó có thể mạnh đến mức nào nếu mỗi thành viên đều nỗ lực 100% trong vai trò của mình. Lãnh đạo không phải lúc nào cũng là chỉ đạo người khác. Nhiệm vụ quan trọng nhất của người lãnh đạo là tạo sự hòa thuận giữa các thành viên trong nhóm – đó chính là tiềm năng lớn nhất của tập thể. Sự phát triển và cân bằng mang tới sự thành công, âm nhạc đã dạy tôi tất cả những giá trị đó. Những mối quan hệ tạo dựng trong suốt những năm đi học giúp tôi vượt qua nhiều căng thẳng. Những mối quan hệ khăng khít này được gây dựng vì tôi và bạn bè đã vượt qua các khó khăn được tìm thấy trong những vở kịch cao cấp của văn học âm nhạc. Tôi muốn cảm ơn thầy cô, violin và giọng hát vì đã tạo lên môi trường nuôi dưỡng tình bạn và những trải nghiệm học tập này.

Thiên đường của sự yên bình là khi được ở trong thế giới của các nhà soạn nhạc, sự hài hòa và tiềm năng. Thiên đường âm nhạc đã hình thành nên tính cách của tôi. Không có âm nhạc, cuộc sống của tôi sẽ không tuyệt vời bằng một nửa ngày hôm nay. Không theo môn học “Âm nhạc trong cuộc sống chúng ta” là một quyết định khôn ngoan. Hành trình tự học mang tên âm nhạc đã kích thích tâm trí tôi mỗi ngày. Trái tim tôi cất tiếng hát mỗi ngày vì đó là một hành trình tuyệt vời. Mặc dù tôi hi vọng sự nghiệp tương lai của mình sẽ là y học, nhưng tôi thích một thực tế là mình vẫn có nhiều điều để học về âm nhạc và học từ âm nhạc.

Nguyễn Thảo (Theo New York Post)

 

2 thoughts on “Bài luận đưa nam sinh tới 8 trường Ivy ở nước Mỹ”

  1. Từ nhỏ, tôi đã nghe câu nói: Đời không có tiếng hát khác nào cây cỏ không có ánh sáng mặt trời” thế là dù điếc nhưng tôi vẫn thích hát. Chỉ hát theo mà không thể thẩm âm. Thôi, không bận tâm mình hát đúng- sai mà chỉ nghĩ hát để làm cho xong công việc! Vì khi làm việc thường hay bị chán,,, nhưng vẫn phải làm cho xong, nên tôi hát để công việc phải làm đỡ chán, mau xong!

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *